(+84) 0903.691.691
hotro@tamlysaokhue.vn
    • Tiếng Việt
    • English
    Đăng Kí Đăng Nhập
    TÂM LÝ SAO KHUÊTÂM LÝ SAO KHUÊ
    • Về chúng tôi
    • Dịch vụ
      • Đào Tạo Kỹ Năng
      • Tổ Chức Sự Kiện
      • Cùng Xây Tổ Ấm
      • Khoá Học Trực Tuyến
      • Tham Vấn Tâm Lý
      • Chăm Sóc Tinh Thần
      • Sản Xuất Clip Truyền Thông
      • Phát Triển Cá Nhân
    • Hội quán Nếp Nhà
    • Khóa học trực tuyến
    • Khỏe & Đẹp
    • Câu lạc bộ Sao Khuê
    • Kết nối
    • Liên hệ
      • Về chúng tôi
      • Dịch vụ
        • Đào Tạo Kỹ Năng
        • Tổ Chức Sự Kiện
        • Cùng Xây Tổ Ấm
        • Khoá Học Trực Tuyến
        • Tham Vấn Tâm Lý
        • Chăm Sóc Tinh Thần
        • Sản Xuất Clip Truyền Thông
        • Phát Triển Cá Nhân
      • Hội quán Nếp Nhà
      • Khóa học trực tuyến
      • Khỏe & Đẹp
      • Câu lạc bộ Sao Khuê
      • Kết nối
      • Liên hệ

      Chăm Sóc Tinh Thần

      • Trang chủ
      • Chăm Sóc Tinh Thần
      • Kỷ luật con không nước mắt

      Kỷ luật con không nước mắt

      • Người đăng Sendsdesr
      • Chuyên mục Chăm Sóc Tinh Thần
      • Thời gian 7 Tháng Hai, 2018
      • Bình luận 0 comment

      TT – Biết đánh mắng con không tốt, nhưng ngay cả các bậc cha mẹ điềm tĩnh nhất cũng không khỏi có lúc xuống tay trừng phạt trẻ, nhất là khi trẻ “giở chứng” hoặc mắc mãi các sai lầm cũ.

      Có cách kỷ luật con tốt hơn?

      Thương cho roi cho vọt!

      “Cha mẹ chỉ nên thưởng/phạt trẻ nhắm vào “cái muốn” (khiến trẻ thích thú) chứ không nhắm vào “cái cần” của trẻ”

      Th.S Trần Thị Ái Liên

      Từ ngày bé Mì biết trườn, chị của bé là Ngọc (6 tuổi, nhà ở Q.2, TP.HCM) rất thích đùa giỡn với em, đặc biệt trước khi ngủ. Mỗi lần hai chị em giỡn thì y như là mùng, mền, gối bị xốc tung lên. Lúc cao hứng, Ngọc còn chạy lung tung trên nệm, có khi đạp trúng em. Bị la nhiều lần vì “tội” này, nhưng một hôm Ngọc lại đạp trúng em, thế là mẹ hét toáng lên, ba nhào tới phát thẳng tay vào mông Ngọc mấy cái.

      Hơn kém nhau chỉ hai tuổi nên Thế (10 tuổi) và em Tùng (8 tuổi, nhà ở Q.3, TP.HCM) là cặp bài trùng “siêu quậy” của cả dòng họ. Cậu em sau giờ tan trường hoặc chơi đùa với trẻ hàng xóm là quần áo đầy vết bẩn, ba mẹ la hoài nhưng đâu cứ vào đấy. Còn cậu anh hở ra là trốn đi chơi game, lúc ở nhà thì ngồi lì trước tivi xem phim hoạt hình. Chiều nay, vì giỡn với em quá trớn nên Thế xô ngã nguyên rổ chén. Buổi tối, hai cu cậu lại giành tivi cãi nhau ỏm tỏi, ba mẹ nổi nóng quất cho một trận tơi bời.

      Khi được hỏi, các bậc cha mẹ nêu ra hàng loạt tình huống đánh con: con mê xem tivi không chịu ngủ, chơi trong lúc ăn, không dọn dẹp đồ chơi… Không chỉ đánh, họ còn mắng con. Anh Thiên (nhà ở Q.5, TP.HCM) kể có lần giảng bài khản cả giọng nhưng con trai không hiểu nên anh quát: “Mày ngu quá, mai mốt chắc chẳng làm nên tích sự gì!” khiến thằng bé khóc nức nở…

      Chê hành động xấu, không chê con

      Nhiều cha mẹ thú nhận từng ít nhiều đánh mắng con cái bởi họ muốn dạy con nên người, hoặc bất lực trong dạy con, giận cá chém thớt, không kiểm soát được cảm xúc… Và hậu quả không chỉ là sự đau đớn thể xác. Như lời tâm sự của một bà mẹ: “Đến tận bây giờ tôi vẫn nhớ như in những lần bị ba mẹ đánh đòn”.

      Theo Th.S Trần Thị Ái Liên, trẻ bị đánh mắng có xu hướng đối phó với cha mẹ nhưng lại thiếu ý chí vươn lên sống tốt. Hơn thế, trẻ thấy hiệu quả tức thì của hành vi bạo lực nên dễ hành xử bạo lực với người khác, đặc biệt là với con cái sau này, cái vòng luẩn quẩn của bạo lực đó lặp lại. Thật vậy, một số ông bố bà mẹ chia sẻ họ “tự nhiên” đánh mắng con khi con ương bướng giống y như cách cha mẹ đánh đòn họ thuở ấu thơ.

      Biết vậy, nhưng làm cách nào? Các ông bố bà mẹ nêu ra nhiều giải pháp: cho trẻ cơ hội giãi bày, thưởng/phạt hợp lý… Th.S Ái Liên lưu ý các bậc cha mẹ chỉ nên thưởng/phạt trẻ nhắm vào “cái muốn” (khiến trẻ thích thú) chứ không nhắm vào “cái cần” (những thứ thuộc về quyền của trẻ: ăn no, mặc ấm, được lắng nghe, vui chơi…). Bà Liên đưa ra ví dụ về chuyện ăn mặc: “Cái cần là mặc đủ và ấm, còn cái muốn là mặc đẹp, thời trang, theo nhóm bạn”.

      Một cách khác vẫn thường được cha mẹ thực hiện đó là khen/chê. Cùng hành vi đánh em, nếu cha mẹ nói “Con hư quá!” khiến trẻ nghĩ mình “hư” nên hư luôn, còn nếu nói “Em lại bị đánh nữa rồi!” thì trẻ thấy trách nhiệm của mình. Cho nên, theo bà Liên, cha mẹ chỉ nên chê “hành động” và không nên chê “con người”. Bà Liên cho biết khi hành xử như thế thì cha mẹ cùng “phe” với con để chống lại hành vi xấu, từ đó mở ra cách đối xử “chúng ta sẽ không để chị bị đánh nữa nhé!”.

      “Cần có luật chơi trong gia đình”, bà Liên cho biết. “Luật chơi” trước hết là thời gian biểu, trẻ cứ thế mà làm, không có gì bàn cãi. Chẳng hạn, mỗi ngày trẻ được chơi game 30 phút thì trẻ không có “quyền” ngồi lì trước màn hình vi tính mà quên hết các việc khác. Cha mẹ nên cho trẻ tham gia “soạn thảo luật”, từ đó tự giác thực hiện. Nhưng để “luật” thật sự “đi vào cuộc sống” trong gia đình, chính cha mẹ phải tuân thủ. “Trẻ làm theo những gì cha mẹ làm chứ không phải lời cha mẹ nói” – Th.S Liên nói.

      Nguồn: Báo Tuổi trẻ

      THÁI BÌNH (Chủ nhiệm Hội quán Nếp Nhà)

      • Chia sẻ
      Sendsdesr

      Bài cũ hơn

      ​Để gần hơn nữa với con
      7 Tháng Hai, 2018

      Bài mới hơn

      Nếu con yêu người cùng giới
      7 Tháng Hai, 2018

      Có thể bạn quan tâm

      • Nếu con yêu người cùng giới
        7 Tháng Hai, 2018

      Để lại bình luận Hủy

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Tìm

      Chuyên mục

      • Chăm Sóc Tinh Thần
      • Chưa được phân loại
      • Cùng Xây Tổ Ấm
      • Đào Tạo Kỹ Năng
      • Hội Quán Nếp Nhà
      • Kết Nối
      • Khoẻ & Đẹp
      • Phát Triển Cá Nhân
      • Tin tức

      Khoá học mới

      Khóa học “Khám phá bản thân”

      Khóa học “Khám phá bản thân”

      Miễn phí
      Tư duy tích cực

      Tư duy tích cực

      Miễn phí
      Khóa học “Giá trị cuộc sống”

      Khóa học “Giá trị cuộc sống”

      7,000,000 ₫

      Tin mới

      Thua keo này ta bày keo khác
      07Th22018
      ​Cùng con khép lối vào “mê cung”
      07Th22018
      Con bướng bỉnh, cha mẹ thất kinh
      07Th22018
      logo-eduma-the-best-lms-wordpress-theme
      • Trang chủ
      • Đào tạo kỹ năng
      • Hội quán Nếp Nhà
      • Về chúng tôi
      • Tổ chức sự kiện
      • Câu lạc bộ Sao Khuê
      • Dịch Vụ
      • Tham vấn tâm lý
      • Khoá học trực tuyến
      • Liên hệ
      Đăng Kí | Đăng Nhập

      @2018 Bản quyền thuộc về Sao Khuê

      • Chính sách bảo mật